Cách viết một cv đạt điểm 10 trong mắt nhà tuyển dụng

Hãy gói gém bằng một lá thư xin việc hiệu quả. Thể hiện mong muốn tìm việc bằng cách làm nổi bật những kỹ năng

Hãy cùng tìm hiểu các lỗi thường thấy ở các bản CV, Sarah Berry sẽ chỉ ra cho bạn “những cạm bẫy” chung nhất mà các ứng viên thường mắc phải:
1. Không đưa ra thông tin phù hợp:

10 năm trước đây, người ta có thể chấp nhận việc có một kiểu chuẩn cho tất cả các CV, nhưng đối với thị trường công việc ngày càng nhiều cạnh tranh như hiện nay, cái cần thiết là một bộ “y phục” phù hợp. CV giúp bạn cập nhật và thể hiện nổi bật phương cách bạn có thể giúp ích cho một công ty cụ thể. Một bản CV chung chung sẽ nói: Tôi cần một công việc, hãy giúp tôi. Một bản CV tốt cộng với thư xin việc sẽ hướng đến nội dung: Tôi yêu công ty bạn, bạn đang có một vấn đề cần giải quyết và tôi là người tốt nhất làm nhiệm vụ này. Hãy dành thời gian và cố gắng để thể hiện khả năng phù hợp với công viêc. Hãy dồn sự tập trung vào công ty chứ không phải vào nhu cầu của bạn, chỉ bằng cách đó thông điệp của bạn mới “lọt tai” nhà tuyển tuyển dụng.
2.Không trả lời câu hỏi thông báo tuyển dụng đặt ra:
Bạn thường bỏ qua câu hỏi bởi vì bạn đang vội vã hoặc là bạn tìm cách trốn tránh làm việc đó. Đừng chờ đợi đến cuộc phỏng vấn mới thể hiện rằng bạn tốt, bạn giỏi thế nào. Hãy đọc toàn bộ thông báo tuyển dụng và ghi lại những yêu cầu cụ thể của họ. Công ty đang cần những phẩm chất cá nhân nào; kỹ năng nào được coi là trọng yếu nhất; vai trò của kinh nghiệm thực tế. Bạn cần phải hiểu chính xác các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bạn. CV cần trả lời được những câu hỏi cụ thể: như thế nào, cái gì, ở đâu và khi nào. Rông dài quá mức: CV của bạn dài bao nhiêu? Độ dài lý tưởng là từ 2 đến 3 trang và 1 trang đối với thư xin việc. Nếu bạn chỉ mới vừa rời cổng trường đại học, bạn sẽ có ít thứ để nói, nếu không thì cũng đừng nhồi nhét quá dài vào CV. Một trang với những thông tin cần thiết mang giá trị chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc viết rông dài những thứ chẳng liên quan, dễ khiến nhà tuyển dụng mạnh tay “ném” sang một bên.
3. Đặt thông tin vào những trật tự sai:
Phần giới thiệu là một trong những phần quan trọng nhất của CV. Tuy nhiên, nhiều nhà “săn việc” lại giấu những thông tin cá nhân ở cuối CV còn nhiều người khác lại bỏ qua các chi tiết như tuổi, tình hình gia đình và thông tin liên hệ. “Rao bán chính mình” là mục tiêu sống còn trong thuật viết CV nhưng phần lớn các ứng viên lại “bỏ bom” người đọc các loại bằng cấp, quá trình học tập và làm viêc. Ứng viên đã quên đề cập đến mặt hàng mà họ đang mang đi bán. Có thể khẳng định rằng, quan trọng nhất trong CV là phần viết về khả năng – thứ mà bạn đem ra bán. Bạn cần xác định rõ mức độ chuyên nghiệp và khả năng của bạn. Hãy thuyết phục và đảm bảo cho người đọc thấy rằng đầu tư vào những kỹ năng của bạn là sự lựa chọn tốt nhất.
4. Trình bày dàn trải quá trình học tập:
Quá trình học tập của bạn kéo dài bao lâu? Bạn tìm cách liệt kê tất cả những kiến thức và thành tích học hành. Điều này đôi khi khiến nhà tuyển dụng nghi ngại mức độ chuyên nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng những phẩm chất chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục được người đọc mức độ phù hợp của bạn và các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những người có nhận thức về “chào hàng”. Vì vậy, hãy tập trung vào những chi tiết thực tế, cố gắng thể hiện kỹ năng “chào hàng” bằng việc nhấn mạnh khả năng và kinh nghiệm phù hợp. Đừng dùng bằng cấp giáo dục trung học “làm phiền” nhà tuyển dụng, chỉ trong trường hợp đó là chứng nhận giáo dục cao nhất của bạn hay bạn lần đầu tìm kiếm việc làm. Trọng tâm phải được đặt vào thành tích nổi bật chứ không phải vào ngày tháng.
5. Quá nhiều chi tiết về sở thích:
Sở thích không cần thiết phải đưa vào trong CV. Tại sao nhà tuyển dụng lại phải quan tâm đến kỹ năng sút bóng của bạn? Hãy đưa phần sở thích ra khỏi CV nhưng chắc chắn rằng CV vẫn có một cá tính riêng. Bạn có thể nêu những đặc điểm thể hiện được thế mạnh cá nhân, khả năng hòa nhập của mình. Điều này sẽ làm cho thông điệp của bạn trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Không gửi kèm thư xin việc. Đưa ra yêu cầu mong muốn không phải là điều dễ dàng, nhất là khi công việc hiện tại của bạn không có nhiều ổn định, sức nặng lúc này càng dồn vào nhu cầu tìm một công việc mới. Hãy gói gém CV bằng một lá thư xin việc hiệu quả. Thể hiện mong muốn tìm việc bằng cách làm nổi bật những kỹ năng và mức độ chuyên nghiệp. Dành 75% bức thư nói về nhà tuyển dụng chứ không phải về bạn.
Cuối cùng, hãy xem xét lại thật cẩn thận bản CV. Liệu nó đã đủ tốt, đủ tích cực và quả quyết? Nó sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh hay bị đối thủ vượt mặt? Nếu chắc chắn rằng, CV xác định rõ ràng thế mạnh, giá trị và mức độ chuyên nghiệp của bạn, bạn sẽ sớm có được cuộc phỏng vấn và cơ hội cho một công việc tốt.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *